AUSBILDUNG – DU HỌC NGHỀ KÉP TẠI ĐỨC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Học viên học nghề tại Đức sẽ được gọi là Azubi. Có thể hiểu là một hình thức đào tạo nghề kép tại Đức dành cho các học sinh hoặc sinh viên quốc tế. Đây là một chương trình giáo dục nghề nghiệp kết hợp giữa việc học tại trường và thực tập trong doanh nghiệp. Trong quá trình học Azubi sẽ dành ra 1-2 ngày ở trường nghề, được truyền kiến thức cơ bản từ giáo viên. Những ngày khác học viên sẽ áp dụng những kiến thức đã học ở 1 Công Ty hay 1 Doanh Nghiệp nào đó.
Khóa học nghề chuẩn bị dành cho các Azubi đặc biệt chất lượng trước các yêu cầu của nhà tuyển dụng khi hầu hết các Công Ty không chỉ yêu cầu lý thuyết vững mà cần có thêm kinh nghiệm thực hành và ngôn ngữ tốt.
AUSBILDUNG là gì
- Thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “đào tạo” hoặc “học nghề”. Trong ngữ cảnh Đức, “Ausbildung” thường đề cập đến hình thức đào tạo nghề dành cho học sinh hoặc sinh viên tại các trường nghề hoặc công ty.
- “Ausbildung” tập trung vào việc trang bị cho học sinh những kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn cần thiết trong một ngành nghề cụ thể. Điều này được thực hiện thông qua việc kết hợp giữa việc học lý thuyết tại trường và thực tập thực tế trong môi trường làm việc.
- “Ausbildung” là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục Đức và đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế.
Lợi ích học tập và thực tập: Sinh viên trong chương trình “Ausbildung” có cơ hội học tập trong môi trường thực tế, làm việc cùng với các chuyên gia trong ngành nghề của mình. Điều này giúp sinh viên phát triển kỹ năng chuyên môn, rèn kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, và xây dựng mạng lưới liên kết trong ngành.
Hiện nay, có khoảng 330 ngành nghề được đào tạo chính thức ở nước Đức
Từ Việt Nam đi có 25 ngành nghề mà các bạn trẻ nên lựa chọn và đánh giá. Dưới đây là những ngành nghề được đánh giá là thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực tại Đức, cơ hội lương cao và dễ định cư tại Đức sau này cho các bạn trẻ chọn Đức là nơi lập thân – lập nghiệp:
- Kỹ thuật cơ khí (Mechatroniker): Đào tạo về kỹ thuật cơ khí và điện tử, bao gồm lắp ráp, bảo trì và sửa chữa máy móc.
- Công nghệ thông tin (Fachinformatiker): Đào tạo về lập trình, quản trị mạng và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Kỹ thuật ô tô (Kfz-Mechatroniker): Đào tạo về sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, bao gồm cả cơ học và điện tử ô tô.
- Hóa học ( Chemielaborant ): Đào tạo về phân tích hóa học và làm việc trong phòng thí nghiệm
- Chăm sóc sức khỏe ( Gesundheits- und Krankenpfleger ): Đào tạo về chăm sóc y tế, chăm sóc bệnh nhân và công tác y tá.
- Du lịch và khách sạn (Hotelfachmann): Đào tạo về quản lý khách sạn, tiếp thị du lịch và dịch vụ khách hàng.
- Nghệ thuật và thiết kế (Gestaltungstechnischer Assistent): Đào tạo về thiết kế đồ họa, truyền thông trực quan và sản xuất nghệ thuật.
- Quản lý bán hàng (Verkäufer): Đào tạo về kỹ năng bán hàng và quản lý cửa hàng.
- Thợ điện (Elektroniker): Đào tạo về cài đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện.
- Thợ ống nước (Anlagenmechaniker): Đào tạo về lắp đặt và bảo trì hệ thống ống nước và hệ thống sưởi.
- Kỹ thuật điều khiển tự động (Automatisierungstechnik): Đào tạo về lập trình và quản lý hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất công nghiệp.
- Kỹ thuật xây dựng (Bauzeichner): Đào tạo về vẽ kỹ thuật và quản lý dự án xây dựng.
- Thợ may (Maßschneider): Đào tạo về may và thiết kế trang phục.
- Nông nghiệp và chăn nuôi (Landwirt): Đào tạo về công việc nông nghiệp và chăn nuôi động vật.
- Kỹ thuật điện tử (Elektroniker für Geräte und Systeme): Đào tạo về lắp ráp và bảo trì các hệ thống điện tử và thiết bị.
- Quản lý nhà hàng (Restaurantfachmann): Đào tạo về quản lý nhà hàng, dịch vụ khách hàng và tiếp thị.
- Ngành quản lý du lịch (Tourismusmanagement): cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực ngành du lịch và cung cấp dịch vụ du lịch.
- Ngành công nghiệp (Industriekaufmann/-frau): những người có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong một công ty công nghiệp.
- Chuyên viên kho hàng (Fachkraft für Lagerlogistik): quản lý, điều phối và điều hành hoạt động trong quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.
- Kỹ thuật viên đóng gói (Verpackungstechniker): chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và triển khai các quy trình đóng gói hiệu quả cho các sản phẩm.
- Chuyên gia về kho vận (Logistikfachmann/-frau): có nhiệm vụ quản lý và tối ưu hóa quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa trong một hệ thống kho vận.
- Ngành công nghệ truyền thông – in ấn (Medientechnologe/-technologin Druck): tập trung vào quá trình sản xuất và in ấn các sản phẩm truyền thông như sách, báo, tạp chí, biểu đồ, và các vật liệu quảng cáo khác.
- Người vận hành máy móc và nhà máy (Maschinen- und Anlagenführer/-in): tập trung vào việc điều hành và vận hành các máy móc và thiết bị trong một nhà máy hoặc xưởng sản xuất.
- Ngành kinh doanh (Betriebswirtschaftslehre hoặc Wirtschaftswissenschaften): tập trung vào môn học như quản lý chiến lược, kinh doanh quốc tế và quản lý rủi ro.
- Cử nhân công nghệ giấy kỹ thuật (Bachelor of Engineering in Paper Technology): cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành công nghiệp giấy và các lĩnh vực liên quan.
Du học nghề kép Đức nên chọn 5 ngành nghè “ HOT” sau:
- Du học nghề điều dưỡng tại Đức
- Du học nghề nhà hàng – khách sạn
- Du học nghề đầu bếp
- Du học Đức ngành Xây Dựng
- Du học Đức ngành cơ khí
- Nhà công nghệ truyền thông – in ấn
Các ngành nghề đang được các bạn trẻ Việt chọn đi du học nghề kép tại Đức
- Điều dưỡng
- Nhà hàng – khách sạn
- Điện tử
- Cơ khí
- Xây dựng
- Thiết kế đồ họa
- Công nghệ thông tin
- Desginer
- Làm đẹp
- Bếp
- Bánh ngọt
- Logistic
Quá trình đào tạo tại Ausbildung được chia làm hai giai đoạn:
– Đầu tiên, bạn sẽ được liên kết với một công ty tại Đức, nơi bạn sẽ được sắp xếp làm việc với tư cách là người học việc.
– Sau đó, bạn sẽ được liên kết với một trường đào tạo nghề còn được gọi là “Berufsschule” bằng tiếng Đức nơi mà bạn sẽ được tham gia các lớp học đào tạo ( Đào tạo lý thuyết ).
Và bạn được đơn vị Đào Tạo + Thực Hành Nghề phân chia thời gian hợp lý để theo học cả hai nơi này như sau ví dụ:
+ Nếu bạn theo ngành Cơ Khí – sửa chữa ô tô và học việc trong một nhà máy sửa chữa lắp ráp oto thì bạn chỉ có thể làm 3 ngày trong bất kỳ bộ phận nào được phân công để lấy kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Còn 2 ngày sẽ học tại trường đào tạo nghề của mình.
+ Trường đào tạo sẽ tiến hành các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ. Ở giữa và cuối chương trình người học sẽ có 2 bài kiểm tra và về lý thuyết lẫn thực hành. Khi các bạn xuất sắc vượt qua các kỳ thi tại đây thì sẽ cánh cửa sẽ mở rộng hơn với các Azubi.
+ Điểm đánh giá cuối cùng sẽ bao gồm điểm từ công ty ( cho điểm theo công việc ) và trường đào tạo nghề ( dựa trên các thành tích trong các kỳ thi )
Khóa đào tạo sẽ trong bao lâu?
Chương trình Ausbildung thường kéo dài từ 2-3 năm hoặc có thể dài hơn ( tùy theo ngành học và trường học )
Yêu cầu ngôn ngữ đối với Ausbildung
+ Ngôn ngữ được sử dụng trông môi trường đào tạo nghề là tiếng Đức và tất cả các kỳ thi đều bằng tiếng Đức.
+ Có thể sẽ có tiếng Anh những các khóa đào tạo thực tế trong công ty sẽ bằng tiếng Đức là chủ yếu.
+ Bạn phải đáp ứng yêu cầu đạt bằng B1 tại Việt Nam trở lên để có thể theo học tại Đức ( học B2 + Lý thuyết nghề ) vì chỉ khi bạn thành thạo sử dụng ngôn ngữ mới có thể thuận tiện hoàn thành một cách tốt nhất.
+ Hơn 90% trường nghề và Công ty học việc muốn học viên của kỹ năng ngôn ngữ tốt để hoàn thành một khóa đào tạo.
+ Lý do cần đạt đến trình độ B2: Chương trình học yêu cầu học viên thực hành nghe và nói rất nhiều. Và việc học lý thuyết cũng không dễ dàng khi học viên sẽ phải ngay lập tức làm quen với những từ chuyên ngành và cần phải có vốn tiếng Đức chắc để thực sự hiểu bài.
Mốn học tại Ausbildung thì bạn cần phải đạt trình độ học vấn gì
+ Tối thiểu bạn phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông ( có các bằng cấp khác thì càng tốt )
+ Một số Công ty và cơ sở đào tạo tuyển chọn ứng viên dưới 35 tuổi ( độ tuổi 18-30 là tốt nhất để theo học Ausbildung – du học nghề kép tại Đức )
Các giấy tờ cần có để đăng ký Ausbildung tại Đức
+ Sơ yếu lý lịch ( CV )
+ Đơn xin việc ( nếu yêu cầu )
+ Đơn trình bày kinh nghiệm làm việc ( được chứng nhận nếu có )
+ Chứng chỉ, văn bằng cấp của trường
+ Chứng chỉ tiếng Đức B1 trở lên, một số trường nghề yêu cầu B2
+ Đủ điều kiện sức khỏe và lý lịch tư pháp tốt
Xin thị thực Ausbildung cần có những gì
+ Có văn bản xác nhận hoặc hợp đồng đào tạo của trường nghề tại Đức + hợp đồng nhà ở
+ Có ít nhất khoảng 939 Euro/tháng để duy trì chi phí sinh hoạt tại Đức trong suốt thời gian bạn lưu trú trước khi bắt đầu học tại Ausbildung ( Đối với chương trình có yêu cầu CMTC và học tiếng Đức B2 tại Đức )
+ Có bảo hiểm y tế hợp lệ ít nhất trong năm đầu tiên hoặc trước khi bắt đầu đào tạo nghề của bạn.
Mức lương bạn nhận được khi học Ausbildung tại Đức
+ Bạn sẽ được hưởng một số tiền tối thiểu là 850 Euro/tháng và đối đa là 1200 Euro/tháng từ trường nghề bạn học việc ( Tùy thuộc vào ngành và trường nghè bạn theo học )
+ Lương + làm thêm giờ, có thể nhiều hơn tùy theo năng suất và số giờ làm thêm mỗi tuần.
Trên đây là một số thông tin cơ bản bạn nên biết về chương trình Ausbildung tại Đức đặc biệt các bạn Azubi cần nắm vững các thông tin và điều kiện trước khi sang Đức du học nghề. Các bạn sẽ tự tin hơn khi bước trên con đường sự nghiệp của mình!
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn định hướng ngành nghề cho bạn chuẩn xác nhất có thể!