- Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân khoa học ngành Quản lý văn hóa, có kiến thức lý luận, phương pháp và kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, xã hội, nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
1.2.1 Kiến thức
– Hiểu biết đầy đủ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin; đường lối cách mạng, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
– Có kiến thức chung về khoa học xã hội và nhân văn, về văn hóa, nghệ thuật.
– Có kiến thức về khoa học quản lý; về tổ chức quản lý văn hóa, nghệ thuật và phát triển văn hóa cộng đồng;
– Hiểu biết về vai trò của văn hóa trong phát triển, đặc thù của văn hóa Việt Nam và những vấn đề cần lưu ý trong quản lý văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa.
1.2.2 Kỹ năng
* Kỹ năng cứng
- Kỹ năng quản lý, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện hoạt động văn hoá ở các thiết chế văn hóa và các tổ chức văn hoá xã hội khác trong cộng đồng;
- Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và quản lý các chương trình hoạt động văn hoá, nghệ thuật của quần chúng nhân dân; hoạt động sinh hoạt tập thể tại các cơ quan và địa phương;
- Kỹ năng phân tích, đề xuất, xây dựng chính sách đối với hoạt động văn hóa, xã hội;
- Kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và các vấn đề văn hóa, xã hội.
* Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng thuyết trình;
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập;
- Kỹ năng xử lý tình huống, phân tích và giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng sinh hoạt cộng đồng và quan hệ công chúng.
- Thái độ
– Có phẩm chất đạo đức tốt và nếp sống văn hóa, lành mạnh;
– Có lòng yêu nghề, có thái độ tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm và tác phong làm việc khoa học trong tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật; biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng xã hội;
– Có quan điểm, thái độ lao động khoa học, nghiêm túc;
– Có ý thức học tập và vận dụng đường lối văn hoá – giáo dục của Đảng vào thực tiễn, biết trân trọng di sản văn hoá dân tộc và nhân loại;
– Có văn hoá giao tiếp, đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.
1.2.4 Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
– Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài. Cụ thể:
+ Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch; Phòng Văn hóa; Nhà Văn hóa; Trung tâm văn hóa; Trung tâm Triển lãm; Nhà hát; Câu lạc bộ; Thư viện, Bảo tàng; Khu di tích; các Trung tâm và Trường học thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các cấp; các tổ chức chính trị – xã hội khác.
+ Các công ty Tổ chức sự kiện, công ty Truyền thông, Du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước.
– Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các tổ chức sự kiện hoặc làm việc như những nhân viên độc lập cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
1.2.5 Trình độ Ngoại ngữ: TOEIC ≥ 450;
1.2.6 Trình độ Tin học: trình độ A; sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng; phần mềm ứng dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
2. Thời gian đào tạo: 4 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Khối lượng kiến thức toàn khóa học gồm 131 tín chỉ + giáo dục quốc phòng – an ninh (8 tín chỉ) + Giáo dục thể chất (5 tín chỉ).
3.1 Kiến thức giáo dục đại cương: gồm 40 tín chỉ; Anh văn đại cương (nộp chứng chỉ TOEIC ≥ 450); Tin học văn phòng (nộp chứng chỉ A); Giáo dục quốc phòng – an ninh (nộp chứng chỉ); Giáo dục thể chất (nộp chứng chỉ).
3.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 91 tín chỉ
– Kiến thức cơ sở ngành: 25 tín chỉ
– Kiến thức ngành: 22 tín chỉ
– Kiến thức chuyên ngành: 30 tín chỉ
– Thực tập: đợt 1 và đợt 2 6 tín chỉ
– Khóa luận tốt nghiệp hoặc học tập tương đương: 8 tín chỉ
4. Đối tượng tuyển sinh và điều kiện nhập học
4.1 Đối tượng tuyển sinh: theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Môn xét tuyển:
- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Ngữ văn, Địa lý, Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
4.2 Điều kiện nhập học: theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
- Quy trình tổ chức đào tạo
Thực hiện theo “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 446/QĐ-ĐHVHHCM ngày 11/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh).
5.2 Điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 446/QĐ-ĐHVHHCM ngày 11/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh).
6. Thang điểm
Theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng theo học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Nội dung chương trình
7.1 Kiến thức giáo dục đại cương (40 tín chỉ)
7.1.1 Lý luận chính trị (10 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DCC01
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
DCC02
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3
DCC03
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
DCC04
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
3
7.1.2 Khoa học Xã hội – Nhân văn
– Bắt buộc (22 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DCC05
Pháp luật Việt Nam đại cương
2
DCC06
Lô gíc học đại cương
2
DCC07
Tâm lý học
3
DCC08
Xã hội học đại cương
2
DCC09
Mỹ học đại cương
2
DCC10
Lịch sử văn minh thế giới
3
DVH23
Cơ sở văn hóa Việt Nam
2
DVH22
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam
2
DCC13
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
DCC30
Môi trường và con người
2
– Tự chọn (chọn 8/12 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DCC14
Dân tộc học đại cương
2
DCC15
Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam
2
DVH01
Văn hóa học đại cương
2
DCC17
Đại cương khoa học giao tiếp
2
DCC19
Tiếng Việt thực hành
2
DCC28
Nhập môn truyền thông đại chúng
2
7.1.3 Ngoại ngữ
Anh văn đại cương (TOEIC ≥ 450): nộp chứng chỉ vào cuối năm thứ 3.
7.1.4 Tin học
Tin học văn phòng (Chứng chỉ A): nộp chứng chỉ vào cuối năm thứ 2.
7.1.5 Giáo dục thể chất
Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7.1.6 Giáo dục quốc phòng – an ninh
Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (91 tín chỉ)
7.2.1 Kiến thức cơ sở ngành (25 tín chỉ)
– Bắt buộc (23 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DQL01
Mỹ thuật học đại cương
2
DQL02
Âm nhạc học đại cương
2
DQL03
Sân khấu học đại cương
2
DQL04
Múa đại cương
2
DQL05
Điện ảnh đại cương
2
DQL06
Khoa học quản lý
2
DQL15
Kinh tế học văn hóa
2
DQL09
Quản lý nhà nước về văn hóa
2
DQL07
Văn hóa dân gian Việt Nam
2
DVV05
Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
2
DVV07
Văn hóa gia đình
3
– Tự chọn (chọn 2/6 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DQL55
Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
2
DQL11
Pháp luật về văn hóa
2
DQL25
Nghệ thuật thuyết trình
2
7.2.2 Kiến thức ngành (22 tín chỉ)
– Bắt buộc (20 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DQL14
Chính sách văn hóa
2
DQL62
Chính sách xã hội
2
DQL16
Công nghiệp văn hóa
2
DQL17
Marketing văn hóa nghệ thuật
3
DQL18
Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức VHNT
2
DQL20
Quản lý thiết chế văn hóa
3
DQL21
Quản lý di sản văn hóa
2
DQL22
Quản lý lễ hội
2
DQL19
Xây dựng văn hóa cộng đồng
2
– Tự chọn (chọn 2/6 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DVH02
Xã hội học văn hóa
2
DQL24
Xã hội học gia đình
2
DQL63
Phương pháp điều tra xã hội học
2
7.2.3 Kiến thức chuyên ngành (30 tín chỉ)
– Bắt buộc (22 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DQX29
Gây quỹ và tài trợ
2
DQX28
Xây dựng và Quản lý dự án văn hóa
2
DQX27
Kỹ thuật soạn thảo văn bản
2
DQX30
Quản trị dịch vụ văn hóa
2
DQX32
Câu lạc bộ học
3
DQX31
Trang trí cổ động trực quan
4
DQX35
Phương pháp viết kịch bản tuyên truyền
3
DQX33
Tổ chức sự kiện
4
– Tự chọn (chọn 8/14 tín chỉ)
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DQX36
Biên tập tin và phát thanh viên
4
DQX37
Đồ họa vi tính
4
DQX38
Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể
2
DQX39
Lễ nghi truyền thống và hiện đại
2
DVV11
Văn hóa giao tiếp
2
7.2.4 Thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp
* Thực tập:
Stt
Mã học phần
Nội dung
Thời lượng
Tín chỉ
DQX41
Thực tập giữa khóa
4 tuần
2
DQX42
Thực tập tốt nghiệp
8 tuần
4
* Làm khóa luận tốt nghiệp:
– Làm khóa luận tốt nghiêp: Sinh viên phải hoàn thành khối lượng kiến thức tích lũy thuộc khối kiến thức Giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành), 2 đợt thực tập giữa khóa và cuối khóa với điểm số từ 7.0 trở lên và không có học phần nào phải học lại lần 2.
– Không làm khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên phải học các học phần thay thế với số lượng là 8 tín chỉ. Cụ thể chọn 8/12 tín chỉ sau đây:
Stt
Mã học phần
Tên học phần
Tín chỉ
DQL54
Văn hóa đại chúng
2
DVV02
Văn hóa đô thị
2
DQL56
Giáo dục nghệ thuật
2
DVV09
Văn hóa ẩm thực
2
DQL58
Văn hóa giải trí
2
DQL59
Quan hệ công chúng
2
8. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
8.1 Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng
– 1 phòng truy cập Internet (20 máy);
– 2 phòng học có trang bị máy tính, bộ máy chiếu (projector);
– 1 phòng chiếu phim có 1 tivi, 1 đầu máy DVD-VCD, 5 máy cassette;
– 1 phòng thu âm;
– 1 sân khấu thực hành.
8.2 Thư viện
– Trung tâm thư viện trường (20.000 tài liệu);
– Tủ sách nghiệp vụ của khoa.
- Cơ sở thực hành nghề nghiệp liên kết đào tạo với nhà trường
- Các Sở VH, TT & DL; Phòng VHTT-TT; Trung tâm VHTT; Nhà văn hóa; Đài Phát thanh; Đài truyền hình; Câu lạc bộ; Công ty truyền thông, Quảng cáo, Tổ chức sự kiện… ở các tỉnh phía Nam;
- Các đoàn nghệ thuật và nhà hát.
9. Hướng dẫn thực hiện chương trình
– Chương trình được tổ chức theo “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 446/QĐ-ĐHVHHCM ngày 11/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh).
– Lịch trình tổ chức đào tạo được tổ chức theo “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 446/QĐ-ĐHVHHCM ngày 11/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh).
– Cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng học phần theo “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 446/QĐ-ĐHVHHCM ngày 11/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh).
Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh quy định: Điểm đánh giá bộ phận (bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần…) có trọng số 40% và điểm thi kết thúc học phần có trọng số 60%.
– Quy định khi thực hiện giảng dạy các loại tiết lý thuyết, thực hành, thực tế, thực tập, tham quan:
+ 01 tín chỉ bằng 15 tiết học lý thuyết (giảng bài, thảo luận, bài tập).
+ 01 tín chỉ bằng 30 tiết học thực hành.
+ 01 tín chỉ bằng 60 tiết thực tế, thực tập, tham quan.
– Quy định về hình thức từng cho từng lần thực tập:
Sinh viên đi thực tập thành 2 đợt: đợt 1 vào cuối học kỳ 6 (năm thứ 3) và đợt 2 vào học kỳ 8 (năm thứ 4). Địa điểm thực tập do khoa chọn hoặc do sinh viên tự liên hệ. Sinh viên viết thu hoạch dưới dạng một bài tiểu luận và có sự quản lý, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, khoa chuyên môn.
– Quy định về khóa luận tốt nghiệp và tương đương:
+ Khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên phải hoàn thành khối lượng kiến thức tích lũy thuộc khối kiến thức Giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ), tiểu luận cuối khóa với điểm số từ 7.0 trở lên và không có học phần nào phải học lại lần 2.
+ Không làm khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên sẽ học 8 tín chỉ trong các học phần thay thế đã quy định trong chương trình.
Sinh viên Chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội thi kết thúc môn: Tổ chức sự kiện
Sinh viên Chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội thi kết thúc môn: Phương pháp Tổ chức sinh hoạt tập thể