Ngành Kế toán thường làm các công việc như thu nhận, ghi chép, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…
1. Kế toán gồm những chuyên ngành nào?
Đối với chương trình học kế toán ở từng hệ đào tạo. Tùy vào mục đích và thời gian đào tạo thì chương trình đào tạo của kế toán cũng khác nhau. Trên thực tế hiện nay nhiều trường Đại học đào tạo Kế toán và thường đào tạo các chuyên ngành chính như: Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, chuyên ngành Kiểm toán, chuyên ngành Kế toán công. Cụ thể như:
Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp
– Một trong các chuyên ngành sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị và thường có liên quan mật thiết đến công việc kế toán nội bộ của công ty… Trong suốt quá trình theo học sinh viên cần nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp hoặc quy trình tổ chức công tác kế toán, chế độ kế toán. Công việc của kế toán trong doanh nghiệp rất nhiều mặt, nhiều áp lực và khó khăn hơn rất nhiều so với kế toán công.
– Các môn học của chuyên ngành này như: Tài chính doanh nghiệp, Hệ thống thông tin kế toán nâng cao, Pháp luật về doanh nghiệp, Kế toán tài chính, Nguyên lý kế toán, Phân tích báo cáo tài chính…
Chuyên ngành Kế toán kiểm toán
– Đặc trưng của chuyên ngành này là chủ yếu tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá và báo cáo tài chính. Thường thấy phạm vi của ngành Kế toán kiểm toán rất rộng bao gồm như: Kiểm toán về thông tin, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng, kiểm toán hiệu quả…
– Chuyên ngành đối với các bạn trẻ và tương đối khó khăn và nhiều thử thách nhưng lại mang lại cơ hội nghề nghiệp cao nên các bạn hãy cố gắng theo đuổi đam mê nhé.
– Các môn học của chuyên ngành Kế toán kiểm toán: Kiểm toán căn bản, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm soát nội bộ, Luật doanh nghiệp, Phân tích và thẩm định đầu tư tài chính, Các thị trường và định chế tài chính,…
Chuyên ngành Kế toán công
– Khi theo học chuyên ngành Kế toán công người học cần nắm vững quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán, am hiểu về tài chính công, quản lý thu – chi ngân sách nhà nước, hệ thống chuẩn mực – chế độ kế toán trong lĩnh vực công và tư…
– Học chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các đơn vị quản lý tài chính công, cơ quan sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí nhà nước do nhà nước thành lập. Vị trí làm việc đa dạng như kế toán ngân sách nhà nước, kế toán thu ngân sách, kế toán quản trị công, kế toán hành chính sự nghiệp….
>> Xem thêm: Các trường có ngành Xét nghiệm Y học để bạn đọc có thêm thông tin tìm hiểu và đưa ra lựa chọn trường đúng đắn hơn.

2. Các môn học trong ngành Kế toán
Khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Kế toán.
I
Khối kiến thức chung(Không tính các môn học 9-11)
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5
Tin học cơ sở 2
6
Tiếng Anh A1
7
Tiếng Anh A2
8
Tiếng Anh B1
9
Giáo dục thể chất
10
Giáo dục quốc phòng-an ninh
11
Kỹ năng mềm
II
Khối kiến thức theo lĩnh vực
12
Toán cao cấp
13
Xác suất thống kê
14
Toán kinh tế
III
Khối kiến thức theo khối ngành
III.1
Các môn học bắt buộc
15
Nhà nước và pháp luật đại cương
16
Kinh tế vi mô
17
Kinh tế vĩ mô
18
Nguyên lý thống kê kinh tế
19
Kinh tế lượng
III.2
Các môn học tự chọn
20
Lãnh đạo và giao tiếp nhóm
21
Lịch sử văn minh thế giới
22
Xã hội học đại cương
23
Logic học
IV
Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1
Các môn học bắt buộc
24
Luật kinh tế
25
Nguyên lý quản trị kinh doanh
26
Kinh tế tiền tệ – ngân hàng
27
Tài chính doanh nghiệp 1
28
Nguyên lý kế toán
29
Nguyên lý marketing
IV.2
Các môn học tự chọn
30
Định giá doanh nghiệp
31
Đầu tư tài chính
V
Khối kiến thức ngành
V.1
Các môn học bắt buộc
32
Kế toán tài chính 1
33
Kế toán tài chính 2
34
Kế toán tài chính 3
35
Kế toán quản trị
36
Tài chính doanh nghiệp 2
37
Thuế
38
Hệ thống thông tin kế toán
39
Quản trị tài chính quốc tế
40
Phân tích tài chính
41
Kiểm toán căn bản
42
Phân tích hoạt động kinh doanh.
V.2
Các môn học tự chọn
V.2.1
Các môn học chuyên sâu
V.2.1.1
Các môn học chuyên sâu về Kế toán
43
Kế toán quốc tế
44
Kế toán thuế
45
Thực hành kế toán tài chính
V.2.1.2
Các môn học chuyên sâu về Kiểm toán
46
Kiểm toán tài chính
47
Kiểm toán nội bộ
48
Thực hành kiểm toán tài chính
V.2.2
Các môn học bổ tự chọn chung
49
Kế toán doanh nghiệp dịch vụ
50
Kế toán ngân hàng thương mại
51
Những vấn đề hiện tại của kế toán
52
Đàm phán trong kinh doanh
53
Các thị trường và định chế tài chính
V.3
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
V.3.1
Thực tập và niên luận
54
Thực tập thực tế 1
55
Thực tập thực tế 2
56
Niên luận
V.3.2
Khoá luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế
57
Khoá luận tốt nghiệp
02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp
58
Kế toán công
59
Kiểm toán dự án
(Theo Đại học Quốc gia Hà Nội)
>> Tham khảo: Điểm chuẩn ngành Kế toán để bạn có thể lựa chọn trường phù hợp hơn với năng lực bản thân

Ngoài những thông tin về các chuyên ngành, các môn học chung ở trên thì một số môn học dưới đây cũng là điều bạn cần chú ý trong thời gian học để đưa ra quyết định Nên học ngành Tài chính ngân hàng hay kế toán?
Nguyên lý kế toán – kế toán đại cương
– Đây được coi là môn học nền tảng của ngành Kế toán mà bất cứ ai khi học ngành này cũng đều cần phải trải qua. Môn học có rất nhiều tên gọi khác nhau như kế toán đại cương.
– Nguyên lý kế toán cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về: mã số tài khoản, cách phân biệt tài sản và nguồn vốn, được tiếp cận với những mã số tài khoản trên bảng báo cáo tài chính, cách thực hiện định khoán các nghiệp vụ,…
– Học vững kiến thức của môn này sẽ giúp bạn có được các phương pháp kế toán đúng đắn, hiểu được bản chất lý thuyết để có sự liên hệ đúng đắn trong thực tế. Khi đã có nền tảng môn nguyên lý kế toán thì bạn mới có thể chuyên sâu hơn về các môn học chuyên ngành Kế toán khác.
– Ý nghĩa của môn Nguyên lý kế toán
- Hiểu rõ được công việc của một kế toán cần phải thực hiện trong một doanh nghiệp.
- Nắm rõ các thông tin về bản chất của ngành kế toán.
- Hiểu và vận dụng thành thạo các nguyên tắc trong Kế toán.
- Từ đó áp dụng các phương pháp kế toán vào trong thực tế đời sống.
Môn Kế toán tài chính
– Đây là môn học giúp bạn làm quen với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, cách thức hạch toán tài khoản, kết hợp để vẽ sơ đồ chữ T nhằm tạo liên kết giữa các tài khoản khác nhau. Khi học môn này bạn sẽ được hướng dẫn lập bảng báo cáo tài chính, học về các loại sổ kế toán.
– Môn học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngành Kế toán. Vì từ môn học này bạn sẽ được học về bảng tài khoản kế toán Việt Nam và cách thức hạch toán rất nhiều loại tài sản khác nhau như kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán hàng và mua hàng, kế toán lương, kế toán tài sản cố định… Có khả năng phân tích báo cáo tài chính, lập bảng và trình bày báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế.. nhằm biết được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp theo quý, theo năm.
Kế toán chi phí và quản trị
– Môn học này mới được các trường đại học đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 2016. Môn Kế toán chi phí và quản trị sẽ giúp sinh viên thu thập, phân tích và truyền đạt lại thông tin cho các nhà quản lý.
– Bên cạnh đó còn giúp cho các nhà quản lý lập kế hoạch, đưa ra các quyết định về tài chính, nhân sự… nhằm thực hiện đúng những kế hoạch đã đề ra.
– Thường thấy ở các trường đào tạo kế toán mỗi buổi của Kế toán quản trị sẽ học mọt phần riêng chính vì vậy mà mỗi tiết học đều rất quan trọng đối với sinh viên.
Kế toán thực hành
– Ngoài các kiến thức lý thuyết như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán công nợ và kế toán xây dựng thì việc học các môn kế toán thực hành sẽ giúp sinh viên thành thạo hơn các kỹ năng để không bỡ ngỡ khi làm việc tại các doanh nghiệp.
– Các công việc của kế toán tại doanh nghiệp sẽ được giảng viên dạy cho sinh viên để xử lý phát sinh bằng cách dùng các phần mềm kế toán nhưu Misa, Excel, Fast…
– Môn học này sẽ được kết hợp kiến thức trên nền tảng lý thuyết với thực hành để sinh viên nắm rõ hơn nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp từ đó sẽ thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp hơn.
Với những thông tin về các môn học trong ngành Kế toán, kế toán gồm những chuyên ngành nào? Được Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành kế toán để đưa ra định hướng chọn phân ngành theo học phù hợp và làm nghề sau này.