Hiện nay, ngành Kỹ thuật thực phẩm là ngành được đánh giá là ngành phát triển trong tương lai và được nhiều bạn trẻ theo học. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngành học đầy tiềm năng này.
1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật thực phẩm
- Ngành Kỹ thuật thực phẩm (tiếng Anh là Food Engineering) là ngành có khả năng giải quyết được những vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất thực phẩm tại các cơ cớ kinh doanh thực phẩm, chế biến thực phẩm, các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực thực phẩm.
- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thực phẩmnhằm trang bị cho sinh viên có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn sâu, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kỹ sư ngành Kỹ thuật thực phẩm có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất, có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thiết kế và lập dự án phát triển sản xuất.
- Theo học ngành Kỹ thuật thực phẩm, sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm công tác tại các cơ sở bảo quản, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các cơ quan kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, các cơ sở nghiên cứu tư vấn trong lĩnh vực thực phẩm, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

2. Chương trình đào tào ngành Kỹ thuật thực phẩm
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật thực phẩm trong bảng dưới đây.
1
2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
5
Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất (5TC)
6
7
Bơi lội (bắt buộc)
Tự chọn trong danh mục
8
Tự chọn thể dục 1
9
Tự chọn thể dục 2
10
Tự chọn thể dục 3
11
12
13
Tiếng Anh
14
Tiếng Anh I
15
Tiếng Anh II
16
Giải tích I
17
Giải tích II
18
Giải tích III
19
Đại số
20
21
Vật lý đại cương I
22
Vật lý đại cương II
23
Tin học đại cương
24
Vật lý đại cương III
25
Hóa học I
26
Hoá hữu cơ
27
Hóa lý
28
Thí nghiệm hóa lý
Cơ sở và cốt lõi ngành
29
Hoá phân tích
30
Thí nghiệm hóa phân tích
31
Kỹ thuật điện
32
Đồ họa kỹ thuật cơ bản
33
34
Quá trình và thiết bị CNTP I
35
Quá trình và thiết bị CNTP II
36
37
38
39
40
Hoá sinh
41
Thí nghiệm hóa sinh
42
Vi sinh vật thực phẩm
43
44
Vật lý học Thực phẩm
45
46
47
Dinh dưỡng
48
An toàn thực phẩm
Kiến thức bổ trợ
49
Quản trị học đại cương
50
51
Tâm lý học ứng dụng
52
Kỹ năng mềm
53
54
55
56
57
Bao bì thực phẩm
58
Phụ gia Thực phẩm
59
Công nghệ lạnh Thực phẩm
60
Bảo quản sau thu hoạch
61
62
63
Đồ án chuyên ngành CNTP
64
65
66
67
68
69
Marketing thực phẩm
70
Phụ gia Thực phẩm
71
72
73
74
Chi tiết máy
75
Sức bền vật liệu
76
77
78
Đồ án chuyên ngành QTTB
79
Thực tập kỹ thuật
80
Đồ án tốt nghiệp cử nhân
Khối kiến thức kỹ sư
Tự chọn kỹ sư
Thực tập kỹ sư
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Theo Đại học Bách khoa Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật thực phẩm
– Mã ngành: 7540102
– Ngành Kỹ thuật thực phẩm xét tuyển các khối sau:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật thực phẩm
Điểm chuẩn năm 2018 của ngành Kỹ thuật thực phẩm tại các trường đại học dao động khoảng từ 14 đến 21 điểm tùy theo tổ hợp môn xét tuyển và hình thức xét tuyển của các trường.
5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật thực phẩm
Ở nước ta hiện nay chỉ có số ít các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật thực phẩm, đó là:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật thực phẩm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật thực phẩm có khả năng làm việc trong các lĩnh vực như phân tích thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ sản xuất bia rượu – nước giải khát, chế biến đồ uống thực phẩm… Cụ thể:
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Quản lý chất lượng trong Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, An toàn Thực phẩm.
- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại trường đại học, viện nghiên cứu, viện kiểm nghiệm chất lượng của Việt Nam và quốc tế.
- Kỹ sư tại các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực: chế biến lương thực, bia, rượu, bánh, kẹo, đường, chè, cà phê, thuốc lá, sữa, thịt, thủy sản, rau quả, thực phẩm chức năng.
- Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chất lượng tại các đơn vị tư vấn, thiết kế, lắp đặt dây chuyền sản xuất trong công nghiệp thực phẩm, quá trình và thiết bị trong Công nghệ thực phẩm.
- Làm việc tại lĩnh vực nghiên cứu tại các Phòng thí nghiệm của các nhà máy; Bộ phận sản xuất và vận hành nhà máy, các phân xưởng sản xuất; Bộ phận bảo đảm chất lượng.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật thực phẩm
Sinh viên mới ra trường thường làm tại các vị trí thấp và cơ bản nên mức lương khởi điểm rơi vào khoảng 5.000.000 – 6.000.000 VND/tháng. Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn vượt trội, cơ hội thăng tiến trong ngành là rất cao. Mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2.000 – 3.000 USD/tháng.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật thực phẩm
Để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứu ngành Kỹ thuật thực phẩm, bạn cần sở hữu những tố chất sau đây:
- Có niềm đam mê khoa học và công nghệ, thích nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm.
- Học khá những môn tự nhiên đặc biệt là môn sinh học, hóa học và vật lý.
- Có tư duy logic, nhạy bén và sang tạo trong việc nắm bắt tâm lý cũng như các sở thích của nhu cầu người khác.
- Có được những kỹ năng ngoại ngữ và tin học cũng như những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm…
Nếu có những yếu tố nói trên, bạn hãy tự tin theo học ngành Kỹ thuật thực phẩm. Tất nhiên, để trở thành một Kỹ sư ngành Kỹ thuật thực phẩm thành công bạn cần sở hữu thêm nhiều yếu tố khác nữa mà bạn có thể tích lũy được trong quá trình học tập và làm việc.