Thiếu máu có gây buồn ngủ không, thiếu máu ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy, người bệnh cần lưu ý gì để cải thiện bệnh cũng như giấc ngủ hàng ngày?
Tổng quan về tình trạng bệnh thiếu máu
Trước khi giải đáp thắc mắc thiếu máu có gây buồn ngủ không, chúng ta cần tìm hiểu một số thông tin khái quát về căn bệnh này. Bệnh thiếu máu là rối loạn về máu khiến số lượng của tế bào hồng cầu/nồng độ huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu ở mức thấp hơn bình thường (mức huyết sắc tố thường dưới 120 g/L).
Tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy (O2) ở phổi đến các mô, tế bào. Tiếp đó, hồng cầu mang carbon dioxide (CO2) và chất thải quay ngược về phổi để đào thải ra ngoài. Huyết sắc tố (hemoglobin) là loại protein có nhiều chất sắt trong tế bào hồng cầu, đảm nhận chức năng vận chuyển những phân tử oxy (O2).
Thông thường, tủy xương sẽ không thể sản sinh ra đủ hàm lượng huyết sắc tố khi cơ thể không có đủ vi chất sắt.
Nếu số lượng huyết sắc tố trong cơ thể ở mức thấp thì tủy xương sẽ sản sinh ra tế bào hồng cầu với số lượng ít hơn. Khi đó, các tế bào hồng cầu có xu hướng nhỏ hơn cũng như nhợt nhạt hơn bình thường. Khi những tế bào hồng cầu không cung cấp đủ lượng oxy để phục vụ cho nhu cầu của cơ thể sẽ gây ra chứng thiếu máu.
Thiếu máu là vấn đề sức khỏe tác động đến số đông dân số trên toàn cầu, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 40% trẻ em (từ 6 – 59 tháng tuổi), 30% phụ nữ (từ 15 – 49 tuổi) và 37% phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên toàn thế giới. Vào năm 2021, số người bị thiếu máu là 1,92 tỷ người. (1)

Thiếu máu có gây buồn ngủ không?
Thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ. Cơ thể bị thiếu máu có thể tác động đến sự cung cấp oxy cho những tế bào và mô trong cơ thể. Người bệnh có thể cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi, buồn ngủ khi tế bào và mô không nhận đủ hàm lượng oxy cần thiết.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng sắt trong cơ thể ở mức thấp có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe và tình trạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Điều này cũng phần nào cho thấy chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu cũng cho thấy thiếu máu có xu hướng khiến người bệnh ngủ ít hơn. Xu hướng ngủ với thời lượng ít hơn có liên quan đến cả vấn đề thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu không do thiếu sắt. Xu hướng này xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả người lớn tuổi, người trưởng thành, trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh.

Thiếu máu ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Chúng ta đã biết thiếu máu có gây buồn ngủ không, vậy cụ thể thì chứng thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ? Thiếu máu do thiếu sắt và những chứng thiếu máu không do thiếu sắc có liên quan đến vấn đề khó ngủ hoặc ngủ ít hơn. Thế nhưng không thể hoàn toàn khẳng định rằng thiếu máu dẫn đến những vấn đề về giấc ngủ.
Các chuyên gia cho biết, thiếu máu có thể gây ra những vấn đề về giấc ngủ có mối liên hệ với các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến giấc ngủ, chẳng hạn như dopamine, serotonin. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sắt là vi chất cần thiết để sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh này; người mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể có mức độ chất dẫn truyền thần kinh thấp hơn. (2)
Trong những bệnh lý thiếu máu không do thiếu sắt, có giả thuyết cho rằng tình trạng thiếu máu khiến người bệnh mệt mỏi, tiếp đó triệu chứng mệt mỏi làm chất lượng giấc ngủ kém đi. Tình trạng mệt mỏi có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ nếu nó khiến người bệnh ít tham gia hoạt động thể chất hơn hoặc dành ít thời gian ở ngoài trời để tiếp xúc với ánh sáng hơn. Điều này tác động tiêu cực đến thời gian ngủ và thức.
>> Xem thêm: 8 biến chứng của thiếu máu
Cách cải thiện tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ ở người thiếu máu
Thắc mắc thiếu máu có gây buồn ngủ không đã được phần nào giải đáp. Tiếp theo, bạn cần biết những phương pháp giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ ở người thiếu máu. Bên cạnh điều trị thiếu máu theo chỉ định của bác sĩ, các cách được gợi ý dưới đây có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon hơn vào ban đêm, hạn chế tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, cải thiện sức khỏe tổng thể:
1. Xây dựng và duy trì thói quen ngủ đều đặn
Hãy đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày, bao gồm cả những ngày cuối tuần. Thói quen này góp phần cân bằng nền tảng cho chu kỳ giấc ngủ.

2. Hạn chế ngủ trưa
Ngủ trưa có thể giúp bạn cải thiện sự tỉnh táo, gia tăng năng suất hoạt động trong buổi chiều. Thế nhưng mỗi người cần kiểm soát thời gian ngủ trưa, đảm bảo nó không tác động đến chất lượng giấc ngủ ban đêm.
3. Giới hạn thời gian thức trên giường
Đừng nằm trên giường quá lâu nếu bạn không thể ngủ vào ban đêm. Nếu bạn không ngủ được sau 5 – 10 phút thì hãy rời khỏi giường, thực hiện công việc, hoạt động khác rồi quay trở lại khi cảm thấy buồn ngủ.
4. Tạo môi trường giúp dễ ngủ
Mỗi người cần có môi trường ngủ yên tĩnh, nhiệt độ thích hợp, thoải mái và đủ tối. Ánh sáng trong phòng quá sáng có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ. Ngủ ngon vào ban đêm giúp bạn hạn chế tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.
5. Hạn chế dùng đồ uống chứa caffeine
Caffeine là chất kích thích, thường được tìm thấy trong cà phê, nước ngọt, trà… Bạn cần hạn chế tiêu thụ caffeine vào buổi trưa để tránh gặp tình trạng mất ngủ vào ban đêm.
6. Tránh dùng thuốc lá và rượu bia trước khi ngủ
Rượu bia, thuốc lá có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn, gây mất ngủ. Thế nên bạn cần tránh dùng chúng trước khi đi ngủ.

7. Thăm khám kịp thời
Người bệnh thiếu máu gây buồn ngủ cần được bác sĩ thăm khám, đề ra phương hướng điều trị tối ưu. Bạn có thể đến thăm khám, chữa trị tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi, buồn ngủ tại Đơn vị Huyết học lâm sàng, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, nhiệt tình cùng trang thiết bị, máy móc hiện đại, người bệnh sẽ nhận được trải nghiệm thăm khám, chữa trị hiệu quả, chất lượng.
Bạn có thể chủ động bổ sung thêm các dưỡng chất hữu ích, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đơn cử như hoạt chất thiên nhiên từ việt quất (Blueberry) và bạch quả (Ginkgo Biloba). Các hoạt chất này giúp người bệnh điều hòa máu não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, mất ngủ. Người bị thiếu máu cũng nên bổ sung chất sắt, vitamin C, vitamin B12… thông qua chế độ ăn uống.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tóm lại, thiếu máu có gây buồn ngủ không? Chứng thiếu máu có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, mất năng lượng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh thiếu máu nên đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị đúng cách, cải thiện triệu chứng hiệu quả.