Việc đọc là một phần của “sự suy luận vô thức”
“Sự suy luận vô thức” (unconscious inference) là khái niệm được đề xuất lần đầu vào thế kỷ 19 bởi nhà vật lý Hermann Helmholtz. Nó cho rằng trực quan của con người là không hoàn chỉnh, mà não bộ sẽ vô thức suy luận những thứ đôi mắt nhìn thấy để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh. Quá trình này đã xảy ra không ngừng nghỉ từ khi chúng ta sinh ra.
Một ví dụ cho sự suy luận vô thức là việc não bộ có xu hướng nghĩ rằng Mặt Trời di chuyển – mọc lên và lặn xuống. Tuy nhiên trên thực tế, một sự thật hiển nhiên đó là Trái Đất di chuyển xung quanh Mặt Trời, còn Mặt Trời thì đứng yên.

Khi chúng ta đọc và tiếp nhận ngôn ngữ, bộ não đang ở trong trạng thái suy luận vô thức. Tuy nhiên, khi nhìn lâu và đọc đi đọc lại một từ, trạng thái này bị gián đoạn. Não bộ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về sự “có nghĩa” của từ đó.
Lấy ví dụ về từ “vui vẻ”. Khi đọc lướt qua, chúng ta nghĩ “ồ, vui vẻ là là trạng thái cảm xúc hưởng thụ niềm vui.” Đó là một sự suy luận vô thức.
Tuy nhiên, khi quá trình đó bị gián đoạn, não bộ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi để giải nghĩa Tại sao từ “vui vẻ” lại được viết theo thứ tự này? Làm thế nào chúng ta nghĩ ra những đường nét và âm thanh cho từ “vui vẻ”?
Những câu hỏi đó khiến chúng ta không còn nhìn nhận những từ ngữ thành một tổng thể có ý nghĩa, do đây là thứ não bộ không thể suy luận. Đây cũng chính là thời điểm khiến ta thấy rằng những từ ngữ này đang trở nên lạ kỳ.